An toàn sử dụng thiết bị điện
Thảo luận: Trước khi sử dụng thiết bị điện cầm tay, bạn nên kiểm tra những gì? Cần hành động như thế nào khi có công nhân bị điện giật?
Sự nguy hiểm của dòng điện khác hẳn với những loại nguy hiểm khác nhau trong công việc vì người ta không thể nhận biết được trước khi nó xãy ra, trong khi đó, có thể nghe tiếng một chiếc xe đang tới gần, có thể nhìn thấy trước nguy cơ một vật có thể bị rơi hoặc ngửi thấy trước mùi khí bị rò rỉ.
Cứ khoảng 30 tai nạn về điện thì có một tai nạn chết người. Đại bộ phận những tai nạn này là điện giật hoặc bỏng điện. Cháy và nổ khi hàn trong môi trường không khí dễ cháy, bức xạ sinh ra do hồ quang hoặc khi gia công nhiệt bằng vi sóng cũng là những tác nhân có thể gây thương tích.
Điện giật:
Sự nguy hiểm của tai nạn điện giật có quan trực tiếp với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện đó chạy qua cơ thể. Khi cường độ dòng điện nhỏ, ảnh hưởng của dòng điện chỉ là những kích thích khó chịu lên cơ thể, mặc dù nó cũng đủ làm công nhân mất thăng bằng và ngã từ trên thang hoặc giàn giáo xuống đất. Với dòng có cường độ trung bình, nó gây ra phản ứng co cơ và người bị giật sẽ không thả những thứ nắm trong tay ra được, làm cho tình hình nhanh chóng trở nên rất nguy hiểm. Với cường độ cao, dòng điện có thể làm ngừng tim và gần như chắc chắn gây chết người.
Dòng điện chạy qua cũng có thể gây bỏng da tại điểm tiếp xúc. Tuy nhiên, các trường hợp bỏng nặng cũng có thể xãy ra dù không có sự tiếp xúc trực tiếp của cơ thể với dòng điện. Môi trương ẩm ướt làm cho mối nguy hiểm điện giật tăng lên rất nhiều.
Dòng điện có thể đi qua người được là nhờ có hiệu điện thế. Vì thế giảm hiệu điện thế cũng đồng thời giảm độ nghiêm trọng của chấn thương điện giật, nên thông thường người ta vẫn sử dụng điện thế 110v tại bất cứ chổ nào có thể.
Những nguyên nhân chính của tai nạn điện giật là:
- Dây nối đất không nối đúng vào vào cực trung tính trong ổ cắm mà nối vào cực dương. Khiến chính dây trung tính đó trở nên dẫn điện;
- Đấu sai cực trên ổ cắm và thiết bị;
- Nắp đậy cầu chì, hộp cầu dao, đầu ra ở đui đèn hỏng hoặc mất; dùng dây dẫn trần.
- Các dây cáp mềm bị hư hỏng do cọ xát vào các bề mặt sắc hoặc chạy ngầm dưới đất;
- Sửa chữa tạm thời cáp mềm bằng băng cách điện.
Xử lý tai nạn điện giật:
Ngắt điện, hoặc nếu không thể thì cách ly nạn nhân khỏi dòng điện bằng cách sử dụng các vật dài, sạch, khô và không dẫn điện như thanh gỗ hoặc mẫu cao su dài, hoặc vải nhu áo jacket. Đứng lên trên những vật liệu khô và không dẫn điện như gỗ khi làm việc này. Không sờ vào nạn nhân khi dòng điện chưa bị cắt.
Nếu thấy nạn nhân đã ngừng thở, hãy làm hô hấp nhân tạo, sau đó gởi đi cấp cứu và gọi bác sĩ. Tiếp tục làm hô hấp nhân tạo cho đến khi có bác sĩ hoặc xe cấp cứu tới.
Hệ thống cung cấp điện:
Tại mỗi nơi làm việc có thể có những hệ thống cung cấp điện trên không hay nằm sâu dưới đất. Trước khi bắt đầu sửa chữa, cần tìm hiểu để nắm được sơ đồ hệ thống điện.
Lắp đặt điện:
Chỉ có thợ điện đủ trình độ mới được lắp đặt và giải quyết những vấn đề về điện. Mọi trang thiết bị chạy điện đều phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Nếu thiết bị hư hỏng, không nên tự sửa chữa mà hãy giao cho thợ điện. Dây và cáp cung cấp điện cho thiết bị nên gắn lên tường hoặc trần chứ không để chạy dưới sàn rất dễ hư hỏng hoặc bị ẩm.
Không buộc thắt nút dây điện dễ gây đoản mạch hoặc chập, thay vào đó nên cuộn thành vòng dây. Khi vận hành một máy cố định, phải có những thiết bị dừng khẩn cấp đặt trong tầm với của người điều khiển.
Trước khi sử dụng thiết bị điện, hãy:
- Kiễm tra các chổ khiếm khuyết;
- Kiểm tra các cầu chì và ổ cắm, tuyệt đối không nối tạm máy móc hay ổ cắm bằng dây điện trần nối tới bóng đèn hay các tiếp điểm.
- Kiễm tra các vỏ cách điện của dây và cáp điện có bị vỡ hoặc mòn hay không.
- Kiểm tra các dây nối đất trong hệ thống dây trung tính.
Các dụng cụ và thiết bị điện cầm tay:
Các dụng cụ được cách điện hai lớp hoặc toàn bộ thì an toàn hơn so với những dụng cụ thông thường khác vì chúng được bố trí những lớp bảo vệ bên trong đề phòng lớp kim loại bên ngoài trở nên dẫn điện.
Nếu bạn sử dụng loại thiết bị điện cầm tay, bạn phải được hướng dẫn cẩn thận về cách sử dụng cũng như bảo trì chúng.
Trước khi vận hành một công cụ điện cầm tay, phải kiểm tra để đảm bảo rằng:
- Các dây dẫn và phích cắm không bị hư .
- Có cầu chì tương thích.
- Đặt tốc độ đúng cho công việc.
- Dây dẫn điện không nằm trên lối đi của công nhân khác và không tiếp xúc với nước.
- Khi kết thúc công việc, đảm bảo rằng các bộ phận chuyển động của công cụ đã dừng hẳn trước khi đặt xuống.
Những điều cần nhớ:
Nếu có tai nạn xảy ra do tiếp xúc với điện, phải ngắt điện ngay lập tức.
Không thi công trên các dây hoặc cáp đang có điện.
Tuyệt đối không được mang xách công cụ cầm tay bằng cáp của công cụ ấy.
Các bài liên quan
- Số đo các xe tải và quy cách tính volume metric (trọng lượng quy đổi) dùng trong báo giá bốc xếp hàng nhẹ
- An toàn dụng cụ cầm tay
- Phân công công việc phù hợp
- Áp lực tiến độ sản xuất
- Làm việc không gian hạn chế
- NHỮNG QUY TRÌNH NGUY HIỂM
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÌNH PCCC
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÒI RỒNG CỨU HỎA
- NỘI QUI PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
- PHƯƠNG ÁN PCCC TRONG CÔNG TY